Thư viện Liên hệ Thành viên
VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
  • Về VCPMC  
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả  
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng  
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật  
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế  
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện  
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý
Tác phẩm âm nhạc đi tìm tên tác giả

Biểu mức

Những điều cần biết
Cập nhật: 17/02/2022 Nguồn: VCPMC

Về vấn đề mua đứt/bán đứt bản quyền hay diễn ra với các tác phẩm viết theo yêu cầu, mà các công ty, hoặc công nghệ nền tảng đặt hàng từ các nhạc sĩ… đã xẩy ra rất nhiều vấn đề liên quan đến tính pháp lý, khiến người ta đặt câu hỏi với với các đơn vị này rằng: “Kiếm sống một cách bền vững hay chỉ kiếm một hợp đồng?”.
 

Dưới đây là những gì Nhà soạn nhạc cần phải biết… vì những gì bạn không biết có thể ảnh hưởng đến cuộc đời và tương lại của bạn?      

Viết một tác phẩm cho các dịch vụ phát trực tuyến, truyền hình, phim hoặc trò chơi video, có rất nhiều cơ hội để bạn kiếm tiền ngoài chi phí sáng tác ban đầu hoặc khoản chi phí được trả trọn gói ban đầu.

Tiền nhuận bút về sau, được tạo ra trong nhiều thập kỷ ở bất cứ nơi nào và bất cứ thời điểm nào khi âm nhạc của bạn được sử dụng. Điều này bao gồm: phát sóng trên truyền hình thông thường; trên truyền hình cáp; trên các nền tảng phát trực tuyến; trên radio truyền thống và qua vệ tinh.

 Bạn cũng có thể nhận tiền nhuận bút từ các sản phẩm tiêu dùng khác như: búp bê và đồ chơi tương tác; thiệp chúc mừng cầm tay cũng như điện tử, hình ba chiều; chương trình biểu diễn và bán album nhạc phim quảng cáo thương mại, thậm chí cả từ các lớp học trực tuyến về nhạc cụ.

Vậy câu hỏi đặt ra: tôi nhận tiền nhuận bút bằng cách nào?

 Trong gần 100 năm qua, các hợp đồng thuê sáng tác của các Nhà soạn nhạc và lời luôn có một khoản phí sáng tác hoặc phí trọn gói ban đầu và phần ngôn ngữ về tác phẩm đặt hàng sáng tác đã nói lên rằng ai đó sở hữu tác phẩm của bạn để đổi lấy phần quan trọng nhất - đó là phần “tiền nhuận bút về sau”, khi tác phẩm mà bạn sáng tác được sử dụng và khai thác. Phần tiền nhuận bút về sau này có được từ hoạt động biểu diễn công cộng của tác phẩm. Chính phần tiền nhuận bút thu được về sau này, mới mang lại cho tác giả một cách thức kiếm sống bền vững.

Mặc dù các đơn vị trung gian, luật sư và các chuyên gia khác thường là những người đàm phán hợp đồng trong lĩnh vực sáng tác theo đơn đặt hàng, nhưng một số người mới bắt đầu sự nghiệp thì không có những nguồn lực chuyên môn như vậy. Đây là lý do tại sao việc các Nhà soạn nhạc hiểu được những điều cơ bản này là rất quan trọng, bởi bất cứ một hợp đồng thương mại nào cũng có các tiêu chuẩn, yêu cầu đối với một Nhà soạn nhạc và ý nghĩa tài chính Chữ ký của bạn.

 Để cung cấp cho bạn ý niệm về những gì nghiêm trọng đang diễn ra, đây là một vài trích dẫn từ cuốn sách “Âm nhạc, Tiền bạc và Thành công: Hướng dẫn chuyên sâu về cách kiếm tiền trong nền Công nghiệp Kinh doanh Âm nhạc” - Tái bản lần thứ 8

 + “Nguồn thu nhập lớn nhất là từ tiền nhuận bút kiếm được trên cơ sở liên tục mà các nhà soạn nhạc nhận được từ các tổ chức quyền biểu diễn như ASCAP, BMI, SESAC và GMR”.

+ “Các nhà soạn nhạc cho các bộ phim điện ảnh có thể đã kiếm được hơn 500.000 đô la tiền nhuận bút từ thị trường truyền hình và rạp chiếu nước ngoài chỉ với một bộ phim thành công duy nhất trong toàn bộ thời hạn bảo hộ bản quyền tác phẩm”.

+ “Trong số những quốc gia khác trên thế giới, thì các quốc gia hàng đầu mang lại thu nhập tiền nhuận bút cho nhà soạn nhạc là Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Ý, Úc và Hà Lan. 70% tổng số tiền nhuận bút từ nước ngoài là đến từ EU”.

+ “Tổng số tiền thu nhập cho tác giả và nhà xuất bản có được từ một bài hát được viết cho một bộ phim truyền hình hoặc phim điện ảnh thành công là: $ 2,185,200”.

Những nguy hại của việc “bán đứt" hoàn toàn tác phẩm là gì?

Điều gì sẽ xảy ra nếu một tác giả hoặc nhà soạn nhạc bán đứt hoàn toàn tác phẩm? bởi nếu như thế, họ chỉ nhận được một khoản thù lao một lần mà không có khoản nhuận bút nào trong tương lai?

Vậy những thiệt hại khi bạn ký loại thỏa thuận này như thế nào?        

+Tiền nhuận bút từ quyền biểu diễn sẽ phát sinh mỗi lần bộ phim hoặc tác phẩm nghe nhìn được phát sóng ở bất cứ đâu trên thế giới.

+Tiền nhuận bút ASCAP, BMI, SESAC và GMR thu được từ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm rạp chiếu, truyền hình cũng như các dịch vụ truyền phát video ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới.

+Tiền nhuận bút từ thị trường rạp chiếu phim điện ảnh bên ngoài Hoa Kỳ: là Khoảng 1% doanh thu bán vé được chia cho tất cả các tác giả và nhà xuất bản có tên trong một cue sheet.

+Ngoài ra bạn còn nhận được “Một tỷ lệ phần trăm” nhất định từ doanh thu của phòng vé trên cơ sở hàng tuần hoặc hàng tháng nếu tác phẩm của bạn được sử dụng trong một vở nhạc kịch tại sân khấu kịch Broadway.

+Tiền nhuận bút thu được từ dịch vụ truyền phát âm thanh, radio truyền thống và vệ tinh

+Khoản thu nhập từ quyền đồng bộ hóa khi tác phẩm của bạn được sử dụng trong quảng cáo thương mại, công viên giải trí, đoạn giới thiệu phim - trailer, video quảng cáo, ứng dụng, trò chơi video, thiệp chúc mừng - cả dạng điện tử và cầm tay, hình ba chiều, búp bê và đồ chơi tương tác, hãng hàng không, hộp nhạc, bài học nhạc cụ trực tuyến, karaoke, mashup, máy nghe nhạc kỹ thuật số, vv

Tóm lại, bạn mất hết mọi nguồn thu nhập và tiền nhuận bút liên tục về sau, mà các Nhà soạn nhạc và nhạc sĩ đã dựa vào đó để kiếm sống bền vững trong hơn 100 năm qua. Tiền nhuận bút thu được về sau này dao động từ hàng ngàn đô la đến hàng triệu đô la cho một tác phẩm hoặc một bản nhạc. Đó là những gì bạn có thể sẽ từ bỏ

Việc bán đứt hoàn toàn có thể giúp bạn có được hợp đồng vào lúc đó, nhưng nó cũng tạo tiền lệ cho thỏa thuận mà bạn dự kiến sẽ thực hiện trong tương lai. Một hợp đồng bây giờ hay một sự nghiệp trong tương lai? Đó phụ thuộc vào 100% sự lựa chọn của bạn.

Bạn không phải chỉ có một mình - có nhiều nguồn lực khác nhau hiện có sẵn để đảm bảo bạn luôn giữ thông minh, tỉnh táo trong các quyết định của mình và có cả một cộng đồng lớn đứng phía sau hỗ trợ bạn.

 Một số các câu hỏi thường gặp là:

Hỏi: Một hợp đồng tiêu chuẩn hoặc công bằng là gì?

Trả lời: Một hợp đồng tiêu chuẩn và công bằng là khi bạn đồng ý bán hoặc cấp quyền tác giả của mình cho phòng thu hoặc công ty sản xuất nhưng vẫn giữ lại quyền để thu khoản nhuận bút phát sinh về sau mà bạn có thể thu được thông qua hợp đồng ủy thác cho ASCAP , BMI, SESAC hoặc GMR. Các tổ chức này có thể chỉ cho bạn đi đúng hướng.

Hỏi: Tôi phải làm gì nếu các công ty cứ khăng khăng đề nghị tôi phải bán đứt hoàn toàn tác phẩm?

Trả lời: Hầu hết các trường hợp là, nếu bạn cho hãng phim hoặc công ty sản xuất biết rằng bạn hiểu một hợp đồng tiêu chuẩn công bằng là gì và bạn nhấn mạnh và kiên quyết với các điều khoản tiêu chuẩn ấy, thì họ vẫn sẽ đồng ý và nhượng bộ bạn. Nhưng nếu bạn không đòi hỏi, thì bạn sẽ không thể có được các điều khoản tiêu chuẩn, công bằng đó - cho nên hãy là người mạnh mẽ, sáng suốt trong quyết định của bạn

Hỏi: Tôi phải làm gì nếu họ cung cấp cho tôi nhiều tiền hơn gấp đôi hoặc gấp ba chẳng hạn trong gói phí thuê sáng tác để tôi chấp nhận bán đứt hoàn toàn?

Trả lời: Tình huống này xảy ra rất nhiều. Bạn có thể nhận được thêm một ít tiền trước mắt, nhưng bạn lại từ bỏ cơ hội kiếm hàng trăm ngàn hoặc thậm chí hàng triệu đô la nếu tác phẩm của bạn và tác phẩm nghe nhìn, bộ phim hoặc dự án có chứa tác phẩm của bạn thành công sau đó. Đó là 100% sự lựa chọn của bạn.

Điều quan trọng cần nhớ là nếu bạn đồng ý bán đứt ngay bây giờ, nó dự kiến sẽ tạo tiền lệ cho các dự án tiếp theo cũng sẽ bị bạn bán đứt như thế.

Nếu các Nhạc sĩ thành viên quan tâm, hoặc có câu hỏi thắc mắc xin gửi mail về địa chỉ:  info@vcpmc.org hoặc inbox trực tiếp trên fanpage của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của quý nhạc sĩ thành viên.

Ý kiến bạn đọc (0)

Gửi bình luận của bạn

Gửi bình luận Nhập lại
Quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Tác phẩm Âm nhạc – đối tượng được bảo hộ...

Khai thác, cấp phép quyền tác giả âm nhạc

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản...

Bjorn Ulvaeus được bổ nhiệm làm Chủ tịch CISAC

Phiên họp trù bị của Hội đồng Ủy ban châu...

Tin tức - sự kiện

Nhạc sĩ nhận hơn 1 tỷ đồng tiền tác quyền...

VCPMC thu 85 tỷ đồng tiền tác quyền âm nhạc...

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở...

Tài liệu cùng chuyên mục

Biểu mức bổ sung sao chép sách nhạc 2019

Biểu mức điều chỉnh lĩnh vực sao chép 2019

Biểu mức 2018

Các bài cùng sự kiện

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương...

Cập nhật:01/09/2020

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU EVFTA. Chương 12...

Cập nhật:31/08/2020

Nghị định 22/2018/NĐ-CP về Quyền tác giả, quyền liên quan

Cập nhật:25/08/2020

Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi...

Cập nhật:29/08/2014

Công ước toàn cầu về bản quyền UCC

Cập nhật:29/08/2014

Bản quyền thuộc về VCPMC

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam

  • Địa chỉ: Số nhà 23, hẻm 5, ngách 2, ngõ 397 đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: (+84024) 3762 4718 l (+84024) 3762 4719
  • Email: info@vcpmc.org
  • Chi nhánh phía Nam: số 91-93 đường số 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh (Tòa nhà VCPMC Crescendo).
  • Điện thoại: (+84028) 3829 9225 l (+84028) 3910 2385
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 168 Lý Tự Trọng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: (+84023) 63898458
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc - NSƯT.NS. Đinh Trung Cẩn

Website đang trong quá trình hoàn thiện, một số chức năng có thể lỗi khi vận hành

Liên kết nhanh
    • Về VCPMC
    • Tác giả
    • Người dùng
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tức - sự kiện
    • Cẩm nang
    • Liên hệ
Kết nối với VCPMC
Facebook
android-qr

Google Play

ios-qr

Appstore

  • Trang chủ
  • Về VCPMC
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý