Âm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần của con người và đóng góp đáng kể vào di sản văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Âm nhạc có tầm ảnh hưởng lớn, được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần của con người và đóng góp đáng kể vào di sản văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Tác phẩm âm nhạc được bảo hộ:
Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm âm nhạc âm nhạc được bảo hộ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn Điều 10 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP.
Thời điểm phát sinh quyền tác giả:
Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”.
Tức là quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tác và dưới một số hình thức như: văn bản nhạc, bản ký âm, bản demo, bản thu âm…
Thời hạn bảo hộ:
Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, ngoại trừ quyền công bố tác phẩm. Quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả/đồng tác giả cuối cùng mất Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.