Thư viện Liên hệ Thành viên
VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
  • Về VCPMC  
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả  
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng  
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật  
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế  
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện  
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý  
    • Cẩm nang
    • Yêu cầu tư vấn
Tác phẩm âm nhạc đi tìm tên tác giả

Tin mới

Vĩnh biệt NSƯT Văn Vượng
Cập nhật: 14/02/2023 Nguồn:

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thương tiếc báo tin; Nghệ sĩ Ưu tú Văn Vượng, tức Văn Hữu Vượng - thành viên của Trung tâm đã rời cõi tạm ở tuổi 83.

Nghệ sĩ guitare Văn Vượng, tức Văn Hữu Vượng, sinh năm 1941 tại Hải Dương. Năm 1946, vì căn bệnh đậu mùa biến chứng quái ác nên đã làm hỏng đôi mắt của ông.

KHi ông tròn hai tuổi, cùng gia đình đi tản cư, ngồi nhà một mình, ông tự mày mò lấy dây chun căng qua nắp cơi trầu bằng đồng để chơi những bài nhạc quen thuộc. Thấy vậy, một người quen khuyên gia đình mua cho ông cây đàn guitare để học. Không biết chữ, không biết nhạc, nhưng Văn Vượng không chịu đầu hàng số phận, ông mày mò học theo lối nhập tâm và chỉ sau năm tháng, ông thuộc được giáo trình Ferdinando Carulli.

Năm 1954, Vượng bắt đầu học qua hệ thống chữ nổi do người bạn Dương Khắc Tiến dạy. 15 tuổi, Văn Vượng đã  sáng tác bài Hoàng hôn trên sông và cũng là lần đầu tiên ông biểu diễn trên sân khấu bài Trống cơm. Từ đấy, Văn Vượng càng quyết tâm trau dồi tiếng đàn cùng kiến thức âm nhạc. Ông đã tìm đến các  nhạc sĩ Văn Cao, Đỗ Nhuận và được chỉ dạy nhiều về sáng tác và hòa thanh, còn nhạc sĩ Tạ Tấn chỉ cho ông những kỹ thuật diễn tấu tên cây đàn guitare và nhiều người khác nữa đã trợ giúp cho ông những kiến thức cơ bản để tiếng đàn của ông ngày một điêu luyện.

Năm 1968, tại sân khấu ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, sau nghe xem nghệ sĩ  Văn Vương chơi tác phẩm  Du kích ca, đạo diễn Trần Văn Thủy đã ngỏ lời mời ông vào bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai, sản xuất năm 1982.  Đạo diễn còn đề nghị nghệ sĩ sáng tác một bản nhạc riêng cho bộ phim và ông đã viết  Hà Nội trong mắt ai có cả phần lời. Bên cạnh đó ông còn viết các ca khúc: Hãy quên đi đừng khóc nữa, Bầu trời trong tim anh… Qua làn sóng điện của Đài Tiếng nói Việt Nam, tiếng đàn của Văn Vượng ngày một vang xa. Ông không chỉ được biết đến là một nghệ sĩ guitare, mà nhiều tác phẩm do ông chuyển soạn đã được lưu dấu như: For Elise của Beethoven, Nhạc chiều của Schubert, Phiên chợ Ba Tư  củaAmbecatenbey hay Diễm xưa, Cát bụi của Trịnh Công Sơn… cùng với đó, ông đã có khoảng 8.000 buổi biểu diễn khắp mọi miền đất nước mà lúc sinh thời ông kể rằng, vào khoảng những năm 1968 - 1978, Cung Văn hóa Hữu nghị luôn chật kín người xem ông biểu diễn với các tác phẩm: Người Hà Nội, Trường ca Sông Lô… Với những đóng góp của âm nhạc, ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú vào ngày 03/02/1997.

Nghệ sĩ guitare Văn Vượng rời cõi tạm, song tiếng đàn của ông sẽ mãi còn ngân mãi trong lòng công chúng yêu nhạc Việt Nam.

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới Bà quả phụ Bùi Thị Nguyệt cùng gia đình Nghệ sĩ Ưu tú Văn Vượng. Cầu mong ông an yên ở cõi về.

 

 

 

Quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Tác phẩm Âm nhạc – đối tượng được bảo hộ...

Khai thác, cấp phép quyền tác giả âm nhạc

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản...

Bjorn Ulvaeus được bổ nhiệm làm Chủ tịch CISAC

Phiên họp trù bị của Hội đồng Ủy ban châu...

Tin tức - sự kiện

Doanh thu từ âm nhạc trên thế giới tăng mạnh...

“Tổ quốc gọi tên mình” ca khúc thể hiện...

Vĩnh biệt NSƯT Văn Vượng

Tin bài cùng chuyên mục

Doanh thu từ âm nhạc trên thế giới tăng mạnh

Cập nhật:22/03/2023

Doanh thu từ âm nhạc trên toàn cầu đã tăng 9% lên 26,2 tỷ USD trong 2022, trong đó mức tăng trưởng ghi nhận ở nhiều khu vực và số...

“Tổ quốc gọi tên mình” ca khúc thể hiện niềm tự hào...

Cập nhật:16/03/2023

Bài hát "Tổ quốc gọi tên mình" do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ nhạc từ bài thơ "Tổ quốc gọi tên" của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai được...

Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam gặp mặt...

Cập nhật:30/01/2023

Sáng 30/1/2023, Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tổ chức trực tuyến buổi gặp mặt đầu Xuân với cán bộ, nhân viên 2 miền Nam...

<
Bản quyền thuộc về VCPMC

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam

  • Địa chỉ: Tầng 8, số 66 Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: +84 024 3762 4718 - +84 024 3762 4719
  • Email: info@vcpmc.org
  • Chi nhánh phía Nam: 42 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: +84028 3910 4643 Fax: +84028 3910 2385
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 168 Lý Tự Trọng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: +84023 63898458
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc - Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn

Website đang trong quá trình hoàn thiện, một số chức năng có thể lỗi khi vận hành

Liên kết nhanh
    • Về VCPMC
    • Tác giả
    • Người dùng
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tức - sự kiện
    • Cẩm nang
    • Liên hệ
Kết nối với VCPMC
Facebook
android-qr

Google Play

ios-qr

Appstore

  • Trang chủ
  • Về VCPMC
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý
    • Cẩm nang
    • Yêu cầu tư vấn