Thư viện Liên hệ Thành viên
VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
  • Về VCPMC  
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả  
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng  
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật  
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế  
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện  
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý
Tác phẩm âm nhạc đi tìm tên tác giả

Câu chuyện tác quyền

Quán cà phê mở nhạc có phải trả phí bản quyền không?
Cập nhật: 26/04/2024 Nguồn: vnexpress.net

Quán cà phê mở nhạc có phải trả phí bản quyền không? là câu hỏi được nhiều người quan tâm và câu hỏi này cũng đã được Luật sư Võ Đan Mạch trả lời bạn đọc trên vnexpress.net. VCPMC xin được chia sẻ. thông tin tới bạn đọc

Bạn đọc Hưng Vũ hỏi: "Tôi định sau Tết sẽ mở quán cà phê kinh doanh. Hiện, đa số các quán khác đều mở nhạc phục vụ khách, tôi cũng muốn làm như vậy để khách được thư giãn. Nhưng tôi băn khoăn là, việc quán cà phê sử dụng bài hát, nhạc, của các ca sĩ, nghệ sĩ như vậy thì có vi phạm không? Tôi có phải xin phép tác giả, hay phải trả phí bản quyền không?

Quán cà phê ở Sài Gòn

Luật sư Võ Đan Mạch - Công ty Luật TNHH MTV TA PHA:

Tại điểm b khoản 1 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019 và năm 2022) có quy định:

- Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại thì không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền theo thỏa thuận cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng kể từ khi sử dụng.

Cụ thể, theo Điều 34 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, các hoạt động kinh doanh, thương mại trong quy định trên bao gồm: sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để sử dụng tại nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại; câu lạc bộ thể dục, chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; quán bar, vũ trường; trong hoạt động hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại có bản chất tương tự.

Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình theo quy định trên có nghĩa vụ liên lạc trực tiếp với chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan về việc khai thác, sử dụng, cung cấp danh mục, thời lượng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã sử dụng và trả tiền bản quyền theo quy định.

Trường hợp không tìm thấy hoặc không liên lạc được với chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình thì tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình thực hiện nghĩa vụ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực tế, nếu quán của bạn sử dụng nhiều tác phẩm âm nhạc thì bạn có thể tiến hành thủ tục xin phép sử dụng tác phẩm âm nhạc và trả phí thông qua Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC).

Như vậy, khi quán cà phê của bạn sử dụng nhạc thì không phải xin phép, nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng. Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì phải trả tiền bản quyền theo biểu mức quy định tại Phụ lục II của Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

Cụ thể, số tiền bản quyền chi trả (tính theo năm) = Mức lương cơ sở x Hệ số điều chỉnh (Hệ số điều chỉnh tính theo sức chứa hoặc diện tích/địa điểm theo năm sử dụng). Đối với quán cà phê/giải khát thì:

- Sức chứa/diện tích đến 15 m2: Hệ số điều chỉnh là 0,35/15 m2/năm.

- Sức chứa/diện tích từ trên 15 m2 đến 50 m2: Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,04/m2/năm.

- Sức chứa/diện tích trên 50 m2: Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,02/m2/năm.

(Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 8 x Mức lương cơ sở)

Trường hợp không trả tiền bản quyền trong thời hạn 90 ngày kể từ khi sử dụng thì phải dừng sử dụng. Nếu sau thời hạn trên mà vẫn tiếp tục sử dụng thì đây được xem là hành vi sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh thương mại mà không trả tiền sử dụng cho chủ sở hữu tại điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.

Khi bị phát hiện, chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (đối với tổ chức), và có thể bị yêu cầu trả số tiền bản quyền nêu trên.

Quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Tác phẩm Âm nhạc – đối tượng được bảo hộ...

Khai thác, cấp phép quyền tác giả âm nhạc

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản...

Bjorn Ulvaeus được bổ nhiệm làm Chủ tịch CISAC

Phiên họp trù bị của Hội đồng Ủy ban châu...

Tin tức - sự kiện

Nhạc sĩ nhận hơn 1 tỷ đồng tiền tác quyền...

VCPMC thu 85 tỷ đồng tiền tác quyền âm nhạc...

PGS. TS. Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở...

Tin bài cùng chuyên mục

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

Cập nhật:29/05/2024

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng ngày càng được quan tâm tại Việt Nam....

VCPMC được CISAC vinh danh Toàn cầu về thực thi bản quyền

Cập nhật:01/11/2021

Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vừa được CISAC Liên minh Quốc tế các Tổ chức Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc vinh...

VCPMC tham dự Hội nghị ký kết thực hiện các quy định của...

Cập nhật:12/07/2021

Thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và Quận ủy UBND quận Đống Đa về tăng cường công tác quản lý nhà nước...

<
Bản quyền thuộc về VCPMC

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam

  • Địa chỉ: Số nhà 23, hẻm 5, ngách 2, ngõ 397 đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: (+84024) 3762 4718 l (+84024) 3762 4719
  • Email: info@vcpmc.org
  • Chi nhánh phía Nam: số 91-93 đường số 5, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh (Tòa nhà VCPMC Crescendo).
  • Điện thoại: (+84028) 3829 9225 l (+84028) 3910 2385
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 168 Lý Tự Trọng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: (+84023) 63898458
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc - NSƯT.NS. Đinh Trung Cẩn

Website đang trong quá trình hoàn thiện, một số chức năng có thể lỗi khi vận hành

Liên kết nhanh
    • Về VCPMC
    • Tác giả
    • Người dùng
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tức - sự kiện
    • Cẩm nang
    • Liên hệ
Kết nối với VCPMC
Facebook
android-qr

Google Play

ios-qr

Appstore

  • Trang chủ
  • Về VCPMC
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý