Thư viện Liên hệ Thành viên
VCPMC - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam.
  • Về VCPMC  
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả  
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng  
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật  
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế  
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện  
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý  
    • Cẩm nang
    • Yêu cầu tư vấn
Tác phẩm âm nhạc đi tìm tên tác giả

Câu chuyện tác quyền

VCPMC được CISAC vinh danh Toàn cầu về thực thi bản quyền
Cập nhật: 01/11/2021 Nguồn: CISAC.ORG

Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam vừa được CISAC - Liên minh Quốc tế các Tổ chức Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc vinh danh trong Báo cáo Doanh thu Toàn cầu về Quyền tác giả.

Bản Báo cáo Doanh thu Toàn cầu về quyền tác giả dài 53 trang với nhiều bảng biểu của nhiều lĩnh vực khác nhau: âm nhạc, điện ảnh, văn học, hình ảnh, kịch…

Theo báo cáo, doanh thu quyền tác giả trên toàn cầu bao gồm tác giả âm nhạc, tác giả điện ảnh, tác giả văn học, nghệ thuật và kịch giảm 9,9% vào năm 2020 - tương đương hơn 1 tỷ euro do hậu quả của đại dịch toàn cầu. Tổng số tiền thu được đã giảm xuống còn 9,32 tỷ euro, các biện pháp đóng cửa nền kinh tế của các nước trên thế giới đã khiến cho nguồn thu từ lĩnh vực biểu diễn trực tiếp và biểu diễn nhạc nền qua bản ghi âm giảm gần một nửa. Nhưng sự sụt giảm nguồn thu này được bù lại một phần nhờ tiền bản quyền thu được từ lĩnh vực kỹ thuật số do lĩnh vực này tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Sự tăng trưởng mạnh này có được nhờ vào lưu lượng và nhu cầu phát trực tuyến âm thanh và video trên toàn thế giới và hoạt động cấp phép mạnh mẽ của nhiều tổ chức bảo quyền tác giả là thành viên của CISAC.

Những con số được nhấn mạnh trong báo cáo là:

   - Biểu diễn trực tiếp và biểu diễn nhạc nền qua bản ghi giảm 45% xuống còn 1,6 tỷ euro, cụ thể doanh thu từ biểu diễn trực tiếp ước tính giảm 55%.

  - Doanh thu kỹ thuật số tăng 16,6% lên 2,4 tỷ euro

  - Lĩnh vực Truyền hình và phát thanh - nguồn thu nhập lớn nhất của người sáng tạo, giảm 4,3% xuống 3,7 tỷ euro.

     - Doanh thu từ quyền tác giả âm nhạc - chiếm 88% trong tổng số doanh thu quyền tác giả, giảm 10,7% xuống 8,19 tỷ euro.

Các biện pháp đóng cửa nền kinh tế đã khiến cho mức tiêu thụ các sản phẩm trực tuyến tăng mạnh, đặc biệt là lĩnh vực thuê bao của dịch vụ video theo yêu cầu. Hoạt động cấp phép lĩnh vực kỹ thuật số của một số tổ chức bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng này. Đặc biệt là Việt Nam nằm trong danh sách những thị trường dẫn đầu về tăng trưởng kỹ thuật số.

Các thị trường dẫn đầu về tăng trưởng kỹ thuật số được thể hiện trong bảng sau:

Mặc dù tăng trưởng mạnh như vậy, nhưng lĩnh vực kỹ thuật số vẫn được đánh giá là hoạt động khá khiêm tốn vì chỉ chiếm hơn một phần tư 26,2% tổng số doanh thu quyền tác giả toàn cầu. Cùng với những con số ấn tượng về nhu nhập Quyền tác giả của giới sáng tạo toàn cầu, CISAC cũng đưa vào Báo cáo những Nghiên cứu Điển hình từ một số Tổ chức Bảo vệ Quyền tác giả trên thế giới về cách thức những tổ chức này phản ứng và đối phó với đại dịch và nỗ lực của họ để đảm bảo nguồn thu cho các tác giả trong thời kỳ khó khăn của đại dịch. Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam VCPMC là một trong số những tổ chức nằm trong những Nghiên cứu điển hình này của CISAC.

CISAC đánh giá cao VCPMC trong lĩnh vực kỹ thuật số và thực hiện các hành động pháp lý tại Việt Nam

Được thành lập cách đây chưa đầy 20 năm, VCPMC đã khẳng định mình là trụ cột thiết yếu để hỗ trợ cho các tác giả tại Việt Nam. Các cán bộ của VCPMC đã chứng kiến sự tăng trưởng liên tục của Trung tâm qua các năm. Nếu như báo cáo mức tăng trưởng toàn lĩnh vực cho năm 2020 là 11% thì mức tăng trưởng vẫn tiếp tục vào năm 2021, bất chấp tình hình đại dịch và khuôn khổ pháp lý còn nhiều thiếu sót cho lĩnh vực biểu diễn trực tiếp.

Năm 2020, Việt Nam có chỉ thị không tập trung đông người để đối phó với dịch Covid-19. Các doanh nghiệp, bao gồm các đơn vị tổ chức hòa nhạc, khách sạn, nhà hàng, quán bar và quán cà phê, đã đóng cửa trong thời gian dài. Nhiều đơn vị được cấp phép đã phá sản, gây áp lực lên các hoạt động cấp phép của VCPMC. Tuy nhiên, VCPMC vẫn có thể phân phối tiền bản quyền đúng hạn, thậm chí ứng trước cho những tác giả khi họ cần.

Năm 2020, với việc sụt giảm mạnh các hoạt động biểu diễn công cộng, VCPMC đã phân bổ lại nguồn lực và thuê các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để gia tăng nguồn thu kỹ thuật số. Doanh thu từ Kỹ thuật số tăng 44% so với năm ngoái, bù đắp cho sự sụt giảm 54,4% của hoạt động biểu diễn công cộng và biểu diễn trực tiếp. Các khoản đầu tư cũng được thực hiện để giúp tăng cường xử lý lượng lớn dữ liệu sử dụng từ các DSP ví dụ: YouTube, xác định quyền sở hữu tác phẩm, khảo sát và ký hợp đồng cấp phép với những người dùng và nền tảng mới ví dụ: Amanote, MusicMax, Deezer, Maxbro, T -Mobile và Twitch.

VCPMC đang phải đối mặt với những thách thức về mặt pháp lý trong lĩnh vực cấp phép biểu diễn trực tiếp, khi những đơn vị tổ chức biểu diễn cố tình khai thác lỗ hổng của khung pháp lý và trốn tránh nghĩa vụ pháp lý của họ đối với giấy phép quyền tác giả từ VCPMC. Vì vậy, để bảo vệ người sáng tạo, VCPMC phải tham gia vào các vụ kiện tốn kém, mất thời gian để đấu tranh với những nhà tổ chức sự kiện này.

Tuy nhiên, đây lại là những nỗ lực quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của những người sáng tạo âm nhạc. Ông Đinh Trung Cẩn, Tổng giám đốc của VCPMC, đã nói: “Chúng tôi cần duy trì các hành động pháp lý này để bảo vệ lợi ích của các thành viên của chúng tôi, vì việc kiện tụng tạo ra hiệu ứng răn đe, đồng thời nâng cao nhận thức của những người sử dụng quyền tác giả. Nó cũng gióng lên hồi chuông báo động đối với các cơ quan chức năng về mức độ vi phạm bản quyền mà chúng tôi đang phải đối mặt và cho thấy sự cần thiết phải cải thiện hệ thống bản quyền ”.

 

Quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

Tác phẩm Âm nhạc – đối tượng được bảo hộ...

Khai thác, cấp phép quyền tác giả âm nhạc

Hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ bản...

Bjorn Ulvaeus được bổ nhiệm làm Chủ tịch CISAC

Phiên họp trù bị của Hội đồng Ủy ban châu...

Tin tức - sự kiện

Katy Perry bán bản quyền âm nhạc giá 225 triệu...

VCPMC chung tay ủng hộ các gia đình và nạn...

Bảo vệ bản quyền để thúc đẩy kinh tế tri...

Tin bài cùng chuyên mục

Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc tạo môi trường cho nghệ sĩ...

Cập nhật:12/07/2021

Ở Việt Nam, quyền tác giả là một lĩnh vực phức tạp, còn mới mẻ nhưng các quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước mà Việt Nam...

Chiêu trò xâm phạm quyền tác giả âm nhạc ngày càng khó lường...

Cập nhật:12/07/2021

Nạn xâm phạm quyền tác giả âm nhạc diễn ra trên nhiều lĩnh vực với những “chiêu trò” khó lường mà nổi cộm là tình trạng xâm phạm quyền tác...

Muôn vẻ vi phạm bản quyền trên nền tảng công nghệ số

Cập nhật:12/07/2021

Thời gian gần đây, một số ca sĩ phản ánh về việc bản thu âm của họ bị “tố” đạo bản quyền, của đơn vị nào đó mà chính ca...

<
Bản quyền thuộc về VCPMC

Trung tâm bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam

  • Địa chỉ: Tầng 8, số 66 Nguyễn Văn Huyên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Điện thoại: +84 024 3762 4718 - +84 024 3762 4719
  • Email: info@vcpmc.org
  • Chi nhánh phía Nam: 42 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: +84028 3910 4643 Fax: +84028 3910 2385
  • Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: 168 Lý Tự Trọng, phường Thanh Bình, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Điện thoại: +84023 63898458
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Tổng Giám đốc - Nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn

Website đang trong quá trình hoàn thiện, một số chức năng có thể lỗi khi vận hành

Liên kết nhanh
    • Về VCPMC
    • Tác giả
    • Người dùng
    • Hợp tác quốc tế
    • Tin tức - sự kiện
    • Cẩm nang
    • Liên hệ
Kết nối với VCPMC
Facebook
android-qr

Google Play

ios-qr

Appstore

  • Trang chủ
  • Về VCPMC
    • Cơ cấu tổ chức
    • Nguyên tắc hoạt động
    • Tác giả ủy quyền
    • Quyền lợi
    • Điều kiện thành viên
    • Hướng dẫn đăng ký
    • Báo cáo hoạt động
    • Thông báo
  • Tác giả
    • Quyền tác giả
    • Tác phẩm đi tìm tác giả
    • Đăng nhập
  • Người dùng
    • Thủ tục cấp phép
    • Loại hình sử dụng
    • Biểu mức
    • Văn bản pháp luật
      • Luật Việt Nam
      • Luật Quốc tế
      • Nghị định
      • Thông tư
    • Những điều cần biết
  • Hợp tác quốc tế
    • VCPMC VỚI CISAC
    • VCPMC VỚI CMOs
  • Tin tức - sự kiện
    • Tin mới
    • Câu chuyện tác quyền
  • Tư vấn pháp lý
    • Cẩm nang
    • Yêu cầu tư vấn